Quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng
1. Bảo hộ giống cây trồng còn hạn chế
Nước ta là một nước nông nghiệp, hàng năm có rất nhiều giống cây trồng ra đời đặc biệt là các giống lúa mới. Tuy nhiên, tỷ lệ đăng ký bảo hộ giống cây trồng ở nước ta hiện còn rất hạn chế, cụ thể theo thống kê đến nay tổng số bằng bảo hộ đã cấp chỉ là 36, gồm 19 giống lúa, 17 giống ngô. Con số này là quá ít so với khả năng và tiềm lực của nước ta. Nguyên nhân sâu xa do việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng là không bắt buộc đối với các Doanh nghiệp hoặc các chủ sở hữu giống cây trồng.
Tuy nhiên, việc không đăng ký hoặc việc chậm trễ đăng ký bảo hộ giống cây trồng sẽ không xác lập được quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với giống cây trồng đó. Một khi chủ sở hữu gặp khó khăn trong quá trình khai thác giống cây trồng sẽ không có cơ sở pháp lý để kiện cáo hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm đối với giống cây trồng của mình. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, chủ sở hữu giống cây trồng. Do đó, chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
2. Hồ sơ và quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng
* Để được bảo hộ giống cây trồng, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký (theo mẫu); Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
- Giấy uỷ quyền (nếu có);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
* Sơ đồ Quy trình thực hiện bảo hộ giống cây trồng như sau:
3. Điều kiện đăng ký bảo hộ giống cây trồng
3.1 Điều kiện đối với giống cây trồng
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
3.2 Điều kiện đối với chủ thể đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng
- Tổ chức, cá nhân bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam.
3.3 Cơ quan giải quyết
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Trồng Trọt thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Những lưu ý:
- Mỗi đơn đăng ký bảo hộ chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng, phải lập thành 2 bộ và nộp tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng;
- Nộp kèm đơn phải có giấy tờ cần thiết về địa chỉ nơi ở hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc giấy tờ đủ căn cứ xác nhận quốc tịch hoặc trụ sở đối với chủ đơn;
- Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được thể hiện bằng tiếng Việt;
- Các loại giấy tờ khác có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng khi có yêu cầu thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề bảo hộ giống cây trồng, các chuyên gia của VLC sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.
VLC - Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu!
Đến với VLC Quý khách không đi lại, không đợi chờ được tư vấn và thực hiện tận nơi!
- Người viết: HRV Hỗ Trợ lúc
- Quyền tác giả đối với giống cây trồng
- - 0 Bình luận
Viết bình luận