Cấp mới và gia hạn sáng chế
Sáng chế có ở bất cứ đâu xung quanh ta, có thể được nghĩ ra bởi bất cứ ai từ anh nông dân đến các bậc tiến sĩ, giáo sư miễn là họ có óc tưởng tượng và quyết tâm. Tuy nhiên để được công nhận và được cấp bằng sáng chế cần phải tuân thủ theo những điều kiện được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ.
I. Đăng ký sáng chế:
1. Nếu đăng ký sáng chế cho công ty, tổ chức thì bổ sung các giấy tờ sau:
STT | TN GIẤY TỜ | SỐ LƯỢNG | QUY CÁCH |
1 | Giấy CNĐKKD | 2 | Sao y bản chính, không quá 3 tháng |
2 | Quy trình sáng chế để tạo ra sản phẩm sáng chế - giải pháp hữu ích hoàn chỉnh | 1 | Quy trình này phải rõ ràng và cụ thể đến người bình thường cũng có thể thực hiện được. |
2. Nếu đăng ký sáng chế cho cá nhân thì bổ sung các giấy tờ sau: (nếu đăng ký cho công ty thì không xem mục này)
STT | TN GIẤY TỜ | SỐ LƯỢNG | QUY CÁCH |
1 | CMND | 2 | Sao y bản chính, không quá 3 tháng |
2 | Quy trình sáng chế để tạo ra sản phẩm sáng chế - giải pháp hữu ích hoàn chỉnh | 1 | Quy trình này phải rõ ràng và cụ thể đến người bình thường cũng có thể thực hiện được. |
Lưu ý:
- Thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 10 năm. Thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế là 20 năm
3. Thời gian thực hiện:
Tiến độ công việc | Thời gian |
Thực hiện hồ sơ sau khi khách hàng cung cấp đủ hồ sơ | 2 ngày làm việc |
Thời gian chấp nhận hình thức đơn | 60 ngày làm việc |
Thời gian cấp văn bằng | 10-18 tháng |
II. Đăng ký gia hạn sáng chế.
STT | Tên giấy tờ | Số lượng | Quy cách |
1 | Bằng độc quyền | 1 | bản chính |
- Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích:
Thời hạn | Số tiền (nghìn đồng) |
+ Năm thứ 1; Năm thứ 2 | 300 |
+ Năm thứ 3; Năm thứ 4 | 500 |
+ Năm thứ 5; Năm thứ 6 | 800 |
+ Năm thứ 7; Năm thứ 8 | 1.200 |
+ Năm thứ 9; Năm thứ 10 | 1.800 |
+ Năm thứ 11 - Năm thứ 13 | 2.500 |
+ Năm thứ 14 - Năm thứ 16 | 3.300 |
+ Năm thứ 17 - Năm thứ 20 | 4.200 |
- Thời gian thực hiện: 10- 15 ngày làm việc
III. Tư vấn bảo hộ Sáng chế, giải pháp hữu ích
Đăng ký bảo hộ Sáng chế, giải pháp hữu ích là bước đi quan trọng và văn minh trong việc bảo vệ chất xám của chủ sở hữu. Việc được công nhận sáng chế, giải pháp hữu ích bởi cơ quan nhà nước sẽ giúp chủ sở hữu được sở hữu hợp pháp chất xám của mình cũng như khai thác lợi nhuận phát sinh từ thành quả sáng chế, đồng thời chống lại các hành vi khai thác trái phép từ các cá nhân, tổ chức khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu chính thức.
Việc bảo hộ Sáng chế, giải pháp hữu ích cần phải thông qua việc đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Các đơn đăng ký bảo hộ Sáng chế, giải pháp hữu ích được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua các Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
VLC là một tổ chức hoạt động tư vấn trong lĩnh vực Kinh doanh - Đầu tư - Sở hữu trí tuệ sẽ đại diện thay mặt cho các chủ sở hữu Sáng chế, giải pháp hữu ích xin bảo hộ quyền đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích trước cơ quan Nhà nước thẩm quyền. VLC đại diện hàng ngàn khách hàng trong nước và quốc tế trước Cục Sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu Sáng chế, giải pháp hữu ích.
1. VLC tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan
- Tư vấn, tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ của Sáng chế, giải pháp hữu ích phù hợp theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;
- Xác định cụ thể, chi tiết các quyền năng của chủ sở hữu Sáng chế, giải pháp hữu ích chống các hành vi xâm phạm quyền độc quyền về Sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Tư vấn các thủ tục xác lập quyền độc quyền của chủ sở hữu đối với Sáng chế, giải pháp hữu ích trong trường hợp Sáng chế, giải pháp hữu ích đáp ứng các điều kiện bảo hộ của Pluật;
- Theo sự uỷ quyền của khách hàng thực hiện chức năng đại sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Tư vấn Công văn trả lời các ý kiến phản hồi của Cục Sở hữu trí tuệ về khả năng bảo hộ của Sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Khiếu nại các quyết định từ chối cấp GCN đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Phản đối đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích.
2. Hoàn thiện hồ sơ và tiến hành thủ tục đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích
- Hoàn thiện tờ khai đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Đại diện nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện theo dõi quy trình xử lý và ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ;
- Thay mặt khách hàng khiếu kiện Quyết định của Cục sở hữu trí tuệ;
- Gia hạn Văn bằng bảo hộ Sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Tư vấn về việc sử dụng Sáng chế, giải pháp hữu ích đã đăng ký.
3. Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ
- Thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm đối với sản phẩm/dịch vụ xâm phạm độc quyền Sáng chế, giải pháp hữu ích tại cơ quan NN có thẩm quyền;
- Tư vấn và Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Khiếu nại và phối kết hợp với các cơ quan Nhà nước chức năng xử lý vi phạm liên quan đến Sáng chế, giải pháp hữu ích và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến Sáng chế, giải pháp hữu ích.
Sáng chế và giải pháp hữu ích là hai thuật ngữ luôn đi cùng với nhau trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, sáng chế được chia thành hai dạng, bao gồm: Sáng chế và giải pháp hữu ích.
Một phát minh được bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế phải là sản phẩm hoàn toàn mới, có tính sáng tạo cao mà người bình thường không thể nghĩ ra được. Nó có khả năng ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Được bảo hộ trong vòng 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
Còn giải pháp hữu ích là những sản phẩm chế tạo ra nhằm cải tiến hoặc làm tăng thêm chức năng của các sáng chế đã có trước đó. Thiết bị này góp phần làm cho sản phẩm trở nên hữu ích hơn, bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời gian 10 năm.
+ Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
+ Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
+ Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
+ Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
+ Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
- Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
- Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Trình độ sáng tạo của sáng chế
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng
Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
- Người viết: HRV Hỗ Trợ lúc
- Sáng chế
- - 0 Bình luận
Viết bình luận