Xin giấy phép hoạt động bệnh viện

Xin giấy phép hoạt động bệnh viện là căn cứ pháp lý quyết định hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh. Bởi vậy, cơ quan chức năng quy định chặt chẽ điều kiện cấp giấy phép hoạt động của Bệnh Viện. Ngoài điều kiện về cơ sở vật chất, Bệnh viện phải đáp ứng đủ điều kiện về chuyên môn và máy móc thiết bị.

1. Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép hoạt động bệnh viện.

- Bước 1: Giấy phép kinh doanh ngành bệnh viện

STT

Hồ Sơ

Số Lượng

Quy Cách

01

 CMND của các thành viên

02/người

 Bản sao y công  chứng mới nhất

02

 Chứng chỉ hành nghề 02 trong 04 khoa: nội, ngoại, sản, nhi đối với BV đa khoa hoặc hoặc một khoa lâm sàng  phù hợp đối với bệnh viện chuyên khoa

01CC/người

 Bản sao y công  chứng mới nhất

Thời gian thực hiện: 7 - 10 ngày làm việc.

- Bước 2: Xin giấy phép hoạt động Bệnh Viện

STT TÊN GIẤY TỜ SL QUY CÁCH
1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 02 Bản sao có chứng thực
2 Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn (đối với người nước ngoài văn bằng chứng chỉ phải được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam) 02 Bản sao có chứng thực
3 Văn bản xác nhận quá trình thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (ít nhất 36 tháng) 02 Bản sao có chứng thực;
4 Danh sách của tất cả những người đăng ký hành nghề đối với bệnh viện (ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn) 01
DN cung cấp thông tin
V.L.C hướng dẫn hoàn thiện
5 Chứng chỉ hành nghề của tất cả những người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (đối với người nước ngoài văn bằng chứng chỉ phải được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam) 02/Người Bản sao có chứng thực
6 Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề   - DN cung cấp thông tin
- V.L.C hướng dẫn hoàn thiện
7 Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế phù hợp với hoạt động của cơ sở 01 Bản chính
8 Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế   Bản chính/Bản sao có chứng thực
9 Bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự 01 Bản chính

- Thời gian thực hiện: 150 - 180 ngày làm việc.
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo (phải được kiểm tra bởi cơ sở có thẩm quyền); trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.

2. Về cơ sở vật chất

a) Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất 30 giường bệnh trở lên;
b) Bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất 10 giường bệnh.

3. Thiết bị y tế

Được thiết kế, xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365: 2007. Riêng đối với các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, khoa phẫu thuật, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm thì việc thiết kế, xây dựng phải thực hiện đúng các quy định tại các Quyết định số 32, 33, 34/2005/QĐ - BYT ngày 31 tháng 10 năm 2005 và số 35/2005/QĐ - BYT ngày 15 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Trường hợp bệnh viện được xây dựng trên địa bàn quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương mà không bảo đảm diện tích đất xây dựng theo quy định của Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365. 2007 thì có thể được thiết kế, xây dựng theo hình thức nhà hợp khối, cao tầng nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện; bảo đảm điều kiện vô trùng và các điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất 10 m. Đối với các bệnh viện đã hoạt động trước ngày 01/01/2012 được phép tiếp tục hoạt động nhưng phải đáp ứng điều kiện quy định về chiều rộng mặt trước của bệnh viện chậm nhất vào ngày 01/01/2016.

4. Nhân sự                                                                                

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa liên quan.
- Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được phân công.

5. Phạm vi hoạt động chuyên môn phòng khám đa khoa

Dựa vào chứng chỉ hành nghề của bác sĩ hiện có, cơ sở đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn.

6. Các tư vấn quan trọng của V.L.C

- Tư vấn các quy định pháp luật, điều kiện An ninh trật tự, Phòng cháy chữa cháy của bệnh viện
- Tư vấn chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu, người chuyên môn
- Tư vấn hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ nhân sự của bệnh viện
Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề xin giấy phép hoạt động bệnh viện, các chuyên gia của V.L.C sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.

V.L.C - Chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với V.L.C Quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Tác giả bài viết: Luật sư V.L.C

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

BAN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ V.L.C


Chuyên gia kinh tế: NGUYỄN HOÀNG LƯƠNG (Mr. Lương)
Điện thoại (Zalo/ Viber): 0918 01 22 55 - (028) 3833 9533
Email: luatsu@vlcvn.com | Web: vlcvn.com


V.L.C - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với V.L.C quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây