Quy trình đăng ký quyền tác giả
Quyền tác giả đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối và nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Bởi lẽ bảo vệ quyền tác giả chính là một phần của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
I. Tầm quan trọng của việc đăng ký quyền tác giả
Quyền tác giả đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối và nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội, của các nhà làm luật. Bởi lẽ bảo vệ quyền tác giả chính là một phần của việc bảo vệ quyền SHTT. Thêm vào đó là việc sắp tới Việt Nam sẽ chính thức gia nhập hai Hiệp ước internet của WIPO: Hiệp ước về quyền tác giả WCT và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm WPPT. Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền SHTT không hề giảm đi mà vẫn có chiều hướng gia tăng đó là điều rất đáng lo ngại. Ví dụ phổ biến nhất hiện nay đó là việc trích dẫn tác phẩm của người khác như thế nào để nhìn nhận, đánh giá được nó là có vi phạm quyền tác giả hay không? Do đó để bảo vệ quyền SHTT nói chung và tăng cường bảo vệ quyền tác giả nói riêng chúng ta cần có những hiểu biết nhất định trong lĩnh vực quyền tác giả đồng thời nắm bắt được quy trình cũng như lợi ích to lớn của việc đăng ký quyền tác giả.
II. Hồ sơ, quy trình đăng ký, thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Hồ sơ cần thiết và quy trình đăng ký quyền tác giả
Để đăng ký quyền tác giả, việc chuẩn bị hồ sơ hợp lệ là quan trọng nhất. Vì đây là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay không.
Theo đó, hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm:
STT | TÊN GIẤY TỜ | SỐ LƯỢNG | QUY CÁCH |
1 | Giấy phép kinh doanh (nếu DN là chủ sở hữu) | 02 | Sao y bản chính, không quá 3 tháng |
2 | CMND/Hộ chiếu/CCCD tác giả | 02 | Sao y bản chính, không quá 3 tháng |
3 | Tác phẩm đăng ký bảo hộ | 01 | Chép đĩa hoặc gửi qua mail theo đ/c: luatsu@vlcvn.com |
Lưu ý: Các giấy tờ, tài liệu nêu trên phải được thể hiện bằng bản tiếng Việt. Trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra bản tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự bởi cơ quan có thẩm quyền.
Quy trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Hơn hết, việc thực hiện thủ tục lại không nhiều thời gian và công sức, cụ thể như sơ đồ sau:
2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản do đó thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với từng loại quyền khác nhau thì thời hạn bảo hộ là khác nhau kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu.
Trường hợp 1: Bảo hộ vô thời hạn
Cụ thể đối với các quyền sau:
- Quyền đặt tên cho tác phẩm;
- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Trường hợp 2: Bảo hộ có thời hạn
Cụ thể đối với các quyền sau:
- Quyền nhân thân: quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm đây sẽ là quyền được bảo hộ trong thời hạn 50 năm.
- Quyền tài sản: bao gồm nhiều loại khác nhau nhưng thời hạn bảo hộ là khác nhau, cụ thể là:
+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Đối với những tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được công bố thời hạn bảo hộ sẽ dài hơn so với tác phẩm không được công bố.
+ Đối với tác phẩm không thuộc loại hình nên trên thì có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Bởi lẽ các tác phẩm khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau về quá trình hình thành, giá trị khác nhau nên thời hạn bảo hộ cũng khác nhau. Như vậy chính là để đảm bảo thời hạn bảo hộ hiệu quả cho từng loại tác phẩm.
3. Thời gian cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả
Trong thời gian 15 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ từ tác giả hoặc người được ủy quyền, Cục bản quyền tác giả sẽ có trách nhiệm phải cấp Giấy chứng thực đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Đối với trường hợp sản phẩm đăng ký bị từ chối thì Cục Bản quyền tác giả có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản đến cho tác giả đăng ký hoặc người đến nộp hồ sơ.
Như vậy, mục đích của việc bảo hộ quyền tác giả góp phần khuyến khích sự sáng tạo của tác giả để tạo ra nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật mới, khuyến khích hoạt động kinh doanh, truyền bá các tác phẩm sao cho đảm bảo tính nguyên vẹn của tác phẩm.
Bên cạnh sự hỗ trợ, bảo vệ của hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền tác giả, cần tăng cường tuyên truyền về quyền tác giả, quyền liên quan cho thế hệ trẻ để họ hiểu và nắm rõ quyền tác giả, quyền liên quan, bởi chính họ sẽ là đội ngũ sáng tác trẻ trong tương lai.
Và với tầm quan trọng của quyền tác giả đặc biệt trong môi trường kỹ thuật số hiện nay, cá nhân/doanh nghiệp cần chú trọng đến việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả của mình nhằm ngăn ngừa tranh chấp về sau.
Như đã phân tích ở trên, thủ tục đăng ký quyền tác giả rất đơn giản và tiện lợi bởi đăng ký quyền tác giả mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc không thực hiện thủ tục đăng ký nó. Vì vậy, để chủ động trong việc hưởng các quyền tác giả từ tác phẩm do mình tạo nên hoặc thuộc sở hữu của mình, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cá nhân, doanh nghiệp nên nhanh chóng thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả để được hưởng trọn vẹn nhất các quyền tác giả theo quy định pháp luật.
Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề quy trình đăng ký quyền tác giả, các chuyên gia của VLC sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.
VLC - Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu!
Đến với VLC Quý khách không đi lại, không đợi chờ được tư vấn và thực hiện tận nơi!
- Người viết: HRV Hỗ Trợ lúc
- Quyền tác giả, tác quyền, bản quyền
- - 0 Bình luận
Viết bình luận